Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Bệnh trĩ có thể chữa tại nhà không?

Bệnh trĩ có thể chữa tại nhà không? Đây là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân trĩ quan tâm. Vì vị trí búi trĩ xuất hiện tại vùng nhạy cảm nên không ít bệnh nhân ngại đi đến các phòng khám, bệnh viện để kiểm tra chữa trị, thường gặp nhất là phái nữ. Bài viết này sẽ giúp mọi người giải đáp câu hỏi trên.


Bệnh trĩ gồm có 4 giai đoạn phát triển bệnh, từ mức độ 1 đến mức độ 4, thường gọi là trĩ độ 1,2,3,4. Tùy theo từng mức độ bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

  • Trĩ độ 1: giai đoạn đầu của bệnh, bệnh mới xuất hiện nên không thấy được búi trĩ, chỉ có thể chuẩn đoán qua dấu hiệu đi cầu ra máu nhỏ giọt và cảm giác đau rát hậu môn sau khi đi cầu.
  • Trĩ độ 2: Ngoài cảm giác đau rát và chảy máu khi đại tiện thì kèm thêm cảm giác cộm cộm ở hậu môn, chính búi trĩ gây ra cảm giác này. Búi trĩ ở giai đoạn này chỉ to bằng hạt đậu lòi ra khi đi cầu vào tự thụt vào trong khi đi xong.
  • Trĩ độ 3: Cũng như dấu hiệu của 2 giai đoạn trên nhưng lúc này búi trĩ đã phát triển lớn hơn, gây đau đớn hơn, khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và không tự thụt vào trong được, phải dùng tay đẩy lên.
  • Trĩ độ 4: mức độ nguy hiểm nhất của bệnh, rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến ung thư trực tràng. Búi trĩ to, lòi hẳn ra ngoài hậu môn, máu chảy ra nhiều hơn gây đau đớn và thiếu máu cho bệnh nhân, đặc biệt khi tiếp xúc với vi khuẩn trong phân sẽ gây viêm nhiễm nặng.

Theo bác sĩ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong, bệnh trĩ khi mới phát bệnh hoặc lúc búi trĩ còn nhỏ ( trĩ độ 1 và 2) bệnh nhân hoàn toàn có thể điểu trị bệnh tại nhà bằng cách uống thuốc theo đơn thuốc  và thực hiện tốt các lời khuyên của bác sĩ.

Sau đây là các lời khuyên giúp cho bệnh nhân trĩ có thể chữa bệnh tại nhà:


  • Thực hiện tốt chế độ ăn uống mỗi ngày: 
    • Bổ sung nhiều chất xơ như: các loại trái cây, các loại rau củ quả, các loại đậu,… bổ sung chất nhuận tràng: rau dền, mồng tơi, ra lan, mướp, đu đủ, đặc biệt là rau diếp cá. Các thực phẩm này giúp làm mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón giúp bệnh nhân không còn cảm giác đau khi đi cầu.
    • Bổ sung chất sắt: thịt bò, cá hồi, thịt rùa, quả óc chó, gan,… nhằm tăng cường lượng máu trong cơ thể và giảm lượng máu chảy ra khi đi cầu.
    • Uống nhiều nước trong ngày giúp làm mát cơ thể.
  • Tập thể dục, vận động nhẹ cơ thể mỗi ngày, không nên đứng hoặc ngồi nhiều giờ liền, không khiêng vác nặng.
  • Đi đại tiện hằng ngày, không cố rặn khi đi ngoài, vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn.
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét